ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÃ YÊN LẠC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
V/v tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn.
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ YÊN LẠC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 35 /UBND Yên Lạc, ngày 15 tháng 02 năm 2025
V/v tăng cường các biện pháp cấp
bách phòng, chống bệnh lở mồm
long móng trên đàn lợn.
Kính gửi:
- Ông (bà) thành viên BCĐ PCDB động vật;
- 07 ông trưởng thôn và nhân dân trên địa bàn toàn xã.
Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn đang có những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng; gồm các bệnh như: Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Lở mồm long móng, bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò, Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay bệnh Lở mồm long móng (LMLM) có nguy cơ bùng phát trên đàn lợn. Qua kiểm tra, trong thời gian gần đây chủng vi rút gây bệnh LMLM trên địa bàn thuộc typs O, và đa số ghép các vi khuẩn vi rút gây các bệnh khác như: dịch tả lợn châu phi, liên cầu khuẩn, tụ huyết trùng ...gây chết tỷ lệ cao đối với lợn nhiễm bệnh, nhất là ở đầu ổ dịch.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh LMLM lây lan trên địa bàn, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững. Chủ tịch UBND xã yêu cầu các thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh GS-GC, các thôn tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Đối với các thôn
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về vùng nguy cơ, tác hại của dịch bệnh; các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng.
- Tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận hộ dân, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.
- Thông báo cho các hộ chăn nuôi đăng ký nhu cầu vắc xin phòng bệnh, tổng hợp báo về UBND xã để liên hệ trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện cung ứng vắc xin.
2. Các Ban, ngành liên quan
- Các thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh GS, GC xã: Bám sát địa bàn phụ trách trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại đơn vị được phân công.
- Ban Nông nghiệp xã:
+ Phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan theo dõi chặt chẽ, tổng hợp kịp thời diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi để thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch; quản lý tốt công tác kiểm soát giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm và chỉ đạo việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, báo cáo cơ quan cấp trên theo quy định.
+ Chủ động chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin phòng chống dịch bệnh; hướng dẫn cho người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn gia cầm, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
- Công an xã: Tham mưu cho UBND xã chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép vào, ra đi qua địa bàn quản lý.
- Công chức Văn hóa xã hội Đài truyền thanh xã: Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
3. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã:
- Tăng cường phối hợp với các ban ngành liên quan vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tự giác tuân thủ, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến đoàn viên, hội viên và nhân dân về tính chất nguy hiểm của bệnh dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh; biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh.
4. Đối với hộ chăn nuôi:
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.
- Nhập lợn giống rõ nguồn gốc, từ các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn lợn. Khi phát hiện lợn có hiện tượng ốm, chết bất thường cần khai báo ngay với UBND xã để được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Không vứt xác lợn bừa bãi ra ngoài môi trường.
- Hàng ngày vệ sinh, chuồng trại. Định kỳ tiêu độc, khử trùng bằng thuốc sát trùng, rắc vôi bột tại các lối vào khu vực chăn nuôi, khu vực cống rãnh, nơi thoát nước thải.
- Hạn chế người thăm quan, ra vào chuồng nuôi. Tiêu độc khử trùng kỹ các phương tiện, dụng cụ, con người ra, vào trại.
- Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin LMLM cho lợn mọi lứa tuổi. Căn cứ tổng đàn lợn của gia đình đăng ký nhu cầu tiêm vắc xin về trưởng thôn để tổng hợp liên hệ vắc xin.
Yêu cầu các ông trưởng thôn; Trưởng các ban ngành, đơn vị có liên quan chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện tốt các nội dung trên./.
Nơi nhận: - 04 trực (b/c); - Như kính gửi (t/h); - Lưu: VP. | KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊC
Trần Thị Phương |
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ YÊN LẠC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN
Các biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn
1. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút gây nên; bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.
Ở Việt Nam đã phát hiện chủ yếu 3 type gây bệnh là A, O và Asia1. Bệnh xảy ra ở các động vật guốc chẵn như trâu bò, Lợn, dê,
2. Đường truyền lây
Vi rút có trong nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, sữa, dịch trong các mụn mủ của con bệnh hoặc ở trong không khí, dụng cụ môi trường ;
Lây trực tiếp do nhốt chung con bệnh với con khỏe;
Lây gián tiếp qua người chăm sóc, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, ở các bãi chăn thả, chất thải chăn nuôi, môi trường có mầm bệnh;
Lợn sau khi khỏi bệnh vẫn bài thải vi rút trong 1-2 tháng, trâu bò có thể thải vi rút trong 3-6 tháng, thậm chí mang vi rút hàng năm, vì vậy trâu bò có thể lây bệnh do chăn thả cùng khu vực;
3. Triệu chứng của bệnh
Thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày.
Sốt cao trên 40ºC, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, thú hay nằm, chân đau không đứng vững, đi khập khiểng. Giai đoạn đầu của bệnh lợn đứng hay nhấc chân lên rồi đổi chân do bị đau, nhưng khi bị nặng thì không đứng được và thường nằm.
Chảy nhiều nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng.
Các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi răng, trong mũi, lỡ loét và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xám
Các mụn loét cũng xuất hiện ở quanh chỗ da tiếp giáp với móng chân, có thể làm long móng chân, đi lại khó khăn.
Mụn loét cũng xuất hiện ở núm vú trên các thú cho sữa làm cho vú nứt nẻ, chảy dịch, lợn mẹ không cho con bú vì rất đau. Có thể gây sẩy thai ở lợn mang thai.
Bệnh LMLM do vi rút gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi lợn mắc bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho con vật để tránh hiện tượng nhiễm trùng, kế phát các bệnh khác. Tỷ lệ chết do LMLM thấp nhưng trong trường hợp kế phát các bệnh dịch tả lợn Châu phi, liên cầu, tụ cầu, sẽ khiến tỉ lệ chết tăng cao hơn.
4. Biện pháp chăm sóc, điều trị lợn mắc bệnh:
Điều trị tại chỗ
Cần vệ sinh các vết lở loét, mụn mủ ở khắp toàn thân khi bị vỡ mụn mủ bằng dung dịch sát khuẩn. Hoặc có thể dùng các loại quả chua có sẵn trong nhà như chanh, quất vắt ra rồi chấm lên các vết lở loét.
Sau khi đã khủ trùng các vết thương xong, nên sử dụng các loại thuốc bôi, xịt lên các vết thương, mụn mủ trên da của heo để loại bỏ, diệt sạch Virus trên vết loét.
Điều trị toàn thân
Nếu thấy lợn bị suy nhược do kén ăn, đề kháng kém đi thì nên bổ sung các loại thuốc để tăng sức đề kháng như vitamin C. Đồng thời, có thể dùng các loại thuốc kháng sinh kết hợp cùng để giảm đau và làm dịu vết loét.
5. Các biện pháp phòng bệnh:
Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.
Nhập lợn giống rõ nguồn gốc, từ các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn lợn. Khi phát hiện lợn có hiện tượng ốm, chết bất thường cần khai báo ngay với UBND xã để được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Không vứt xác lợn bừa bãi ra ngoài môi trường.
Hàng ngày vệ sinh, chuồng trại. Định kỳ tiêu độc, khử trùng bằng thuốc sát trùng, rắc vôi bột tại các lối vào khu vực chăn nuôi, khu vực cống rãnh, nơi thoát nước thải.
Hạn chế người thăm quan, ra vào chuồng nuôi. Tiêu độc khử trùng kỹ các phương tiện, dụng cụ, con người ra, vào trại.
Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin LMLM cho lợn mọi lứa tuổi.
- Tin hội khoa học tỉnh Thanh Hóa triển khai ứng dụng công nghệ nước sạch nông thôn tại xã Yên Lạc
- Xã Tên Lạc: Giải bóng chuyền nam- mừng 94 năm ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2025 và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030; năm 2025.
- ĐẠI HỘI THÔN NHIỆM KỲ 2025 - 2027:
- HƯỚNG DẪN Quy trình bầu cử Trưởng thôn nhiệm kỳ 2025 - 2027
- KẾ HOẠCH Bầu cử trưởng thôn nhiệm kỳ 2025 – 2027 trên địa bàn xã Yên Lạc
- Công đoàn xã Yên Lạc tổ chức tọa đàm kỷ niệm 115 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3/1910 – 08/03/2025
- TIN LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG CÔNG AN VỀ NHẬN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TẠI XÃ YÊN LẠC
- Xã Yên Lạc tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÃ YÊN LẠC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI MẤT
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289