Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà của Bộ Y tế để phòng chống vius Corona
Phòng Coronavirus: Vì sao phải cách ly 14 ngày? Số người mắc và tử vong do bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của Coronavirus vẫn đang tăng lên một cách chóng mặt. Sự gia tăng số ca mắc bệnh là do virus corona có thể lây lan trực tiếp từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, biện pháp cách ly trong vòng 14 ngày là đặc biệt quan trọng đối với những người có tiếp xúc gần với các trường hợp bị bệnh, các trường hợp nghi ngờ và các trường hợp đi về từ vùng có dịch, đặc biệt là những người trở về từ Trung Quốc.
BÀI TRUYỀN THÔNG
BÀI 1
Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà của Bộ Y tế để phòng chống vius Corona
1. Đối tượng cách ly:
Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV ( ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau.
a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc
trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.
b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi
ngờ trong thời gian mắc bệnh.
c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh
xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh.
d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với với trường hợp bệnh xác định
hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào.
đ) Ngồi cùng hàng hoặc sau lưng hai hàng ghế trên cùng một chuyến
xe/toa/tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;
e) Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từ đi
qua Trung Quốc (từ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
2. Thời gian cách ly:
a) Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam;
b) Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách lý.
3. Người được cách ly:
a) Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa gường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.
b) Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
c) Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chét kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.
d) Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
đ) Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều và kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
e) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
g) Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú
h) Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.
i) Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.
4. Thành viên trong gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly:
a) Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc
b) Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm của ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
c) Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
d) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở
đ) Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu.
g) Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.
BÀI 2
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI BỊ SỐT, HO, KHÓ THỞ, ĐAU HỌNG
1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một
vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.
2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ
Y tế ( Số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế.
3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải
hoặc khăn tay hoặc giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.
4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi
thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.
5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc nước uống, bát đũa
6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người,
nơi làm việc, trường học.
7. Thông báo cho người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên
quan
Người viết bài
Trần Văn Khanh
- Số: 2459/HĐPH-PB&TG V/v đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
- TUYÊN TRUYỀN QUỐC HỘI
- Tuyên truyền
- QUỐC HỘI
- Trao quà cho nạn nhân chất độc da cam nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2025
- Đảng ủy xã Yên Lạc Hội nghị sơ kết Quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.
- Tin hội khoa học tỉnh Thanh Hóa triển khai ứng dụng công nghệ nước sạch nông thôn tại xã Yên Lạc
- Xã Tên Lạc: Giải bóng chuyền nam- mừng 94 năm ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2025 và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030; năm 2025.
- ĐẠI HỘI THÔN NHIỆM KỲ 2025 - 2027:
- HƯỚNG DẪN Quy trình bầu cử Trưởng thôn nhiệm kỳ 2025 - 2027
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289